Dựa vào số lần mà đèn nháy trên máy in Canon IP-3680 và đoán ra lỗi

Thùy Linh November 16, 2016
0 people like this post

Hãng Canon là một trong những tập đoàn có số lượng máy in đạt tiêu chuẩn và chất lượng hàng đầu so với những hãng máy in khác, hiện tại hãng này đã có hơn 100 dòng máy in Canon với những tên gọi khác nhau. Trong bài viết này mình sẽ xoay quanh về máy in Canon IP-3680.

Dựa vào số lần mà đèn nháy trên máy in Canon IP-3680 và đoán ra lỗi + Hình 1

Chủ đề của bài viết hôm nay là mình sẽ hướng dẫn các bạn đọc nhìn vào số lần mà đèn báo lỗi trên máy in nháy và tự mình đoán ra lỗi đó, các bạn có thể bỏ ra vài phút để tham khảo bài viết của mình nhé.

Giới thiệu và Hướng dẫn nhận dạng số lần đèn nháy để tìm lỗi

Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đôi nét về printer Canon IP 3680 và đưa ra bảng báo lỗi thường gặp trên máy in Canon ip3680 kèm theo lỗi để nhận dạng.

Bảng báo lỗi trên máy in Canon IP 3680 và Cách sửa lỗi:

Giới thiệu đôi nét về máy in Canon IP 3680:

Máy in Canon IP 3680 là dòng máy in phun màu cho ra ảnh rất sắc nét, loại máy in này được rất nhiều các diễn đàn về công nghệ đánh giá và người dùng tin cậy sử dụng.

Dựa vào số lần mà đèn nháy trên máy in Canon IP-3680 và đoán ra lỗi + Hình 2

Thông thường, để có thể hạn chế chi phí cho việc in ấn thì chúng tôi khuyên các bạn hãy sử dụng bộ tiếp mực ngoài để sử dụng máy in được lâu dài hơn, tuy nhiên điều này lại làm cho chi phí của chúng ta càng trở lên lớn hơn vì tác hại của việc sử dụng bộ tiếp mực ngoài.

Khi sử dụng bộ tiếp mực ngoài: Thì độ kín của hộp mực ở gần các đầu phun sẽ không còn, kéo theo đó là đầu phun sẽ hút được rất ít mực trong mỗi lần khởi động hoặc mỗi lần in.

Điều này làm đầu phun của máy in bị nóng và có thể bị chập, nếu bị lỗi nhẹ thì hỏng đầu phun (chi phí thay đầu phun khoảng 1,6tr-1,9tr), còn nếu bị lỗi nặng thì chập luôn cả bộ mạch dẫn đến chết card.

CHÚ Ý: Khi sử dụng bộ tiếp mực ngoài, thì có nghĩa là chúng ta phải chấp nhận với việc sử dụng loại mực kém chất lượng hoặc mực có cặn (do bụi bẩn từ môi trường), điều này sẽ làm đầu phun bị tắc nghẽn.

Đồng thời chi phí để sửa các lỗi ở trên còn đắt hơn so với việc chúng ta sử dụng các hộp mực đi theo máy.

Ngoài ra,việc sử dụng bộ tiếp mực ngoài còn ảnh hưởng rất lớn tới các bộ phận trên máy, thường phát sinh các mã lỗi theo tín hiệu đèn trên máy in và các mã lỗi trên máy tính.

Tóm lại, nhược điểm của chiếc Printer Canon IP 3680 là nó chỉ vận hành tốt khi sử dụng các hộp mực đi theo cùng với hãng máy in được sản xuất. Giá thành cao, khi mắc lỗi thì chi phí sửa lỗ hỏng trên máy nhiều hơn.

Vì vậy, mình khuyến các các bạn không nên sử dụng mực ngoài, khác hãng máy in.

Ưu điểm: Tốc độ in ấn nhanh, bản in, hình ảnh được hoàn thành đẹp mắt, In ảnh không viền cỡ 4 x 6 chỉ trong 41 giây, bạn còn có thể in ảnh tuyệt đẹp với chất lượng lab bởi độ phân giải lên tới 9600 x 2400 dpi. Ngoài ra, máy in Canon IP 3680 còn được kết hợp Công nghệ Chromalife 100+ để những tấm hình của bạn có thể bền mãi với thời gian.

Tuyệt vời ông mặt trời luôn ý!

Bảng báo lỗi thường xuyên mắc phải trên các máy in thuộc hãng Canon nói chung và Printer Canon IP 3680 nói riêng:

Chú ý: Số lần đèn nháy là mình sẽ kể luôn Lỗi gây ra, Còn con số đi kèm trong dấu ngoặc là lỗi xuất hiện trên máy tính cá nhân của bạn.

2.1: Nếu đèn xanh báo đứng im, đèn cam nháy:

Đèn cam nháy hai lần: Lỗi máy in không nhận được giấy in, hoặc không có giấy in, đĩa CD.

Đèn cam nháy 3 lần: Liên quan đến Lỗi kẹt giấy (1300), Lỗi bánh răng in DupLex (1303) hoặc lỗi liên quan đến công tắc cửa ra báo đang đóng (1250).

Nháy 4 lần: Lỗi máy báo mực trong bình hết (1600), sửa lỗi: các bạn hãy sử dụng xi lanh bơm đầy mực rồi nhấn chọn nút Tiếp tuc/Hủy bỏ – Resume/Cancel ở phần trên máy in Canon IP 3680.

Lỗi khác, có thể các bạn chưa lắp mực (1660) hoặc chíp bình mực có lắp nhưng không tiếp xúc có thể do chíp bị bẩn.

Cách khắc phục: Các bạn hãy vệ sinh và lau sạch chân chíp.

Mách nhỏ: Bạn nên cho chip bình mực hoạt động tốt thì đèn các bình mực phải sáng màu đỏ và không gây ra lỗi.

5 lần: Lỗi không nhận đầu in, hoặc lỗi do bạn chưa lắp đầu in (1401), Lỗi do sensor báo nhiệt độ đầu in cao (1403), hay cũng có thể là EEFPROM lỗi đầu in (1405).

6 lần: Lỗi in giấy nhưng không đóng khay in đĩa CD (1841,1846,1851,1856,1850,1855).

7 lần: Lỗi Chíp C, M, Y, BK không lắp đúng kép mực (1681,1680).

Dựa vào số lần mà đèn nháy trên máy in Canon IP-3680 và đoán ra lỗi + Hình 3

8 lần: Lỗi báo tràn bộ đếm hoặc tràn mực thải (1700).

Cách sửa lỗi: Nhấn phím Resume/Cancel để in tiếp hoặc phải dùng phần mềm để xóa bộ nhớ.

9 lần: Lỗi Máy ảnh hoặc máy quay phim đang gắn vào Máy In nhưng không được hỗ trợ tính năng Camera Direct Printing (2001).

– Đèn cam nháy 10 lần: Duplex bị lỗi với dữ liệu của mặt sau (1310). Sửa lỗi: Các ban hãy nhấn phím Resume/Cancel để in tiếp.

11 lần: Lỗi đầu in không tự động cân chỉnh được (2500).

Sửa lỗi: Nhấn phím Resume/Cancel để thoát lỗi, sau đó vào phần điều khiển Máy In Phun trên máy tính chạy lại “Print Head Alignment” trong Tab “Maintenance”

13 lần: Lỗi bị hết mực trong hộp của 1 bình mực nào đó (1683).

Cách khắc phục lỗi: Mở nắp máy, đổ đầy mực vào bình nào mà đèn đỏ đang nhấp nháy, đóng máy lại, nhấn và giữ phím Resume/Cancel 5 đến 8 giây rồi bỏ tay ra.

14 lần: Lỗi có một hộp mực trong máy in CanonIP 3680 không nhận (1684)

Cách sửa lỗi: Bạn hãy dùng RP7 lau tiếp xúc chíp của hộp mực.

Đèn cam nháy 15 lần: Thông báo lỗi cả một bộ mực không nhận (từ 1410 đến 1419).

Cách khắc phục: Hãy vệ sinh và lau chùi máy in như lỗi đèn 14.

2.2: Đèn cam và đèn xanh nháy đảo nhau theo quy luật 1-2:

Nếu các bạn thấy đèn xanh dừng lại thì chúng ta bắt đầu đếm, cứ đèn cam nháy tiếp đến là đèn xanh nháy thì được tính là 1 lần đếm.

2 lần nháy: Máy in báo lỗi cụm Carriage (5100).

3 lần nháy: Kiểm tra lỗi trục kéo giấy hay còn được gọi là trục ngang (6000), hoặc cũng có thể do lỗi motor hoặc sensor hoặc đĩa phim gắn ở đầu trục bị dơ bẩn.

Cách khắc phục lỗi: Các bạn hãy vệ sinh trục kéo giấy.

4 lần: Sensor cam ở cụm bơm hút mực lỗi (5C00).

Cách khắc phục lỗi: Các bạn hãy kiểm tra bộ hút mưc

5 lần: Thông báo lỗi Sensor cam kéo giấy ở khay trên lỗi bị (5700)

Cách khắc phục: Kiểm tra khay trên kéo giấy

6 lần: Thông báo lỗi Main bị cháy hoặc chập nên nhiệt độ trên main cao (5400).

Cách khắc phục: Các bạn hãy thay main.

7 lần: Thông báo lỗi tràn mực thải (5B00).

Sửa lỗi: Reset máy bằng phím hoặc phần mềm

8 lần: Lỗi bị chập đầu in gây ra nhiệt độ đầu in tăng cao (5200).

9 lần: Lỗi IC EEPROM (6800)

Nháy 11 lần: Cụm đầu in lỗi không xác định được toạ độ khi di chuyển nên đập mạnh sang hai biên (5110).

12 lần: Bộ kéo giấy in bị hỏng.

Cách khắc phục: Bạn hãy kiểm tra bộ phận kéo giấy kéo, có thể chúng bị giấy bị lỗi (6A00)

13 lần: Motor kéo giấy thông báo lỗi (6B00)

Dựa vào số lần mà đèn nháy trên máy in Canon IP-3680 và đoán ra lỗi + Hình 4

14 lần: Thông báo lỗi mắt đọc giấy khi không phản xạ ánh sáng (6B10)

15 lần: Máy tính cấp nguồn cho máy in qua cổng USB (9000)

16 lần: Thông báo yêu cầu các bạn nên kiểm tra sensor hút mực.

17 lần: Báo hiệu lỗi điều khiển motor (6D00)

19 lần: Báo lỗi mở nắp máy chốt an toàn không đóng bị ánh sáng lọt vào khi máy đang test mực

20 lần nháy: Báo hiệu đầu phun chập kéo theo chập main (6500)

Cách khắc phụclỗi: Lời khuyên tốt nhất là các bạn nên mua máy mới.

Trường hợp Đèn cam, xanh nháy liên tục không theo quy luật là lỗi ROM.

Trường hợp Đèn cam sáng nhưng trên máy không nháy là lỗi RAM.

Trên đây là bảng báo lỗi và hướng khắc phục của dòng máy in Phun Canon nói chung và máy in Phun Canon IP 3680 nói riêng mà mình muốn chia sẻ đến các bạn đang dùng máy in phun canon để mọi người cùng tham khảo.

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian để tham khảo bài viết của mình. Chúc các bạn thành công!

Category: Sửa máy in
  • 0
  • 2766